Phong tục tết miền trung

Người Miền Trung đón Tết

Nếu miền bắc đón xuân mới và tiễn mùa đông với hoa đào, bánh  chưng, thịt mỡ, dưa hành… thì miền Trung náo nức đón xuân với hương thơm của bánh tét, nem chua, thịt giẩm và cành mai vàng.

mai vang mien trung
Trong ba miền Bắc, Trung, Nam thì miền Trung là khi vực người dân vất vã nhất, nghèo nhất bởi khí hậu ở đây khắc nghiệt, khi thì khô hạn lúc lại lũ lụt.. Mặc dù vậy, mỗi dịp tết về củng như khắp nơi trên cả nước, người miền Trung dù giàu hay nghèo vẫn náo nức đón tết theo cách riêng của mình. Nếu miền bắc đón xuân mới với hoa đào, bánh chưng xanh, câu đối đỏ.. thì người miền Trung có bánh tét, nem chua, mai vàng…

banh tet

Nhiều năm nay, đời sống của người dân cả nước nói chung và miền Trung nói riêng đã khác đi nhiều, đầy đủ về vật chất hơn song không vì thế mà phong tục, truyền thống tết khác đi. Với người dân miền Trung khi tết về nhà nào củng vẫn phải có bánh tét, nem chua, thịt giãm.. Chính người dân nơi đây củng không giải thích được vì sao phải có những món ăn đó mới được gọi là Tết chỉ biết rằng đó là phong tục là truyền thống được truyền lại,kế tục từ bao đời nay.

Trước kia, khi gạo được phân phối theo nhân khẩu, người dân còn nghèo… Tết đến phải chuẩn bị trước đó cả tháng để có ít lá dong, vài lạng thịt, cân gạo… để nấu cơm cúng và chuẩn bị món ăn tết thì nay gạo, thịt cá, rau đã có thể mua được dễ dàng, thế nhưng trên bàn thờ và trong những mâm cơm tết của người dân miền Trung vẫn không thể thiếu đi những món ăn truyền thống. Đây chính là nhịp cầu nối  giửa các thế hệ con, cháu với tổ tiên, đây còn là thông điệp gắn kết mỗi người với quê hương mình.

nem-chua

Đặc biệt ở miền Trung thì Huế có lẽ là nơi cầu kỳ nhất trong việc chế biến món ăn ngày Tết củng như chuẩn bị mâm cơm cúng Tết. Vốn là cố đô, do đó ẩm thực Huế rất cầu kỳ trong chế biến cũng như bày biện hơn hẵn các nơi khác. Mặc dù vẫn theo truyền thống của miền Trung là giãn dị nhưng ngày Tết ở Huế, mâm cơm cúng vẫn toát lên vẽ cao sang nhờ bàn tay khéo léo của những người phụ nử nơi đây. Bánh tét xanh thẩm làm dây hương nếp cái nhờ nước cốt lá ngót ngâm gạo; bò bắp giấm nước mắm thái lát mỏng tang như màu lá màu nâu tươi ăn kèm với dưa chua ngọt. Đặc biệt trên mâm cỗ Tết của người dân sứ Huế bên cạnh đĩa bánh tét, dưa món, bò bắp giãm.. bao giờ củng có thêm một chén nhỏ tôm chua…

Cũng going như ở miền Bắc và miền Nam, người miền Trung chuẫn bị đón Tết từ khoảng 20 tháng chạp. Vào thời điểm này , đường phố bắt đầu nhộn nhịp, đông đúc người đi mua sắm, trong gia đình không khí hối hả dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón Tết ngập tràn khắp nơi.

Ngày 23 tháng Chạp, khác với người dân miền Bắc có tục thả cá vàng để tiển ông Táo về trời. Người miền Trung không cúng cá chép vì kiêng theo sự tích cá chép hóa Rồng, mà rồng lại tượng trưng cho vua chúa nên không được đụng chạm đến. Do đó, trong mâm cơm cúng ông Táo của người dân miền Trung thường chỉ có xôi, thịt heo luộc và ít hoa quả. So với các nghi lễ của người miền Bắc thì ở miền Trung đơn giản hơn rất nhiều. Sau lễ cúng, ba ông Táo của các gia đình sẽ được thay mới, các ông Táo cũ được đem đi đặt ở gốc đình, miếu hoặc gốc cây đầu làng, những nơi linh thiêng, không ai dám xâm phạm.


cung ong tao
Cũng như các vùng miền khác trên cả nước chiều 30 Tết sẽ làm mâm cơm tất niên cúng tổ tiên sau đó cả gia đình quay quần cùng nhau ăn bửa cơm tiễn năm cũ và đón năm mới. Ở miền Trung cũng như vậy, mâm cúng thì tùy theo hoàn cảnh sẽ có món mặn gồm thịt heo, thịt gà hoặc cả hai loại, các móm xào canh… Nhưng khác với miền Bắc, cúng giao thừa phải có gà sống thiến thì ở miền Trung, mâm cúng giao thừa đơn giản chỉ gồm một ít bánh trái, mứt và xôi chè. Người miền Trung quan niệm rằng, mâm cúng giao thừa là vât phẩm cho sáng mùng một do đó đầu năm mới nên đón nhận những thứ thanh tao, ngọt ngào…

Mắc dù không cầu kỳ trong các nghi lễ cúng gia tiên, cúng trời đất như ở miền Bắc. Các món ăn ngày Tết cũng không nhiều và đa dạng như hai miền Bắc, Nam sóng nhưng tập tục, nhưng thói quen và truyền thống đón Tết của người dân miền Trung cũng rất đọc đáo, hấp dẫn và góp phần đa dạng màu sắc ngày Tết nguyên đán của người Việt Nam.

Bình luận về bài viết này